Mất thính lực là hiện tượng rất phổ biến hiện nay nhưng bên cạnh đó cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe và khi biến chứng có thể khiến người bệnh có nguy cơ điếc vĩnh viễn. Bệnh được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe thấy âm thanh một phần hoặc hoàn toàn ở một hoặc cả hai bên tai. Theo sự tìm hiểu cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại phòng khám đa khoa Đại Việt sẽ giải đáp những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh.
Có thể bạn quan tâm :
▶ Viêm mũi cấp tính nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
▶ Viêm mũi mãn tính bạn đã hiểu rõ về bệnh ?
Nguyên nhân gây bệnh
◆ Mất thính giác sẽ dẫn truyền xảy ra do một vấn đề cơ học ở tai ngoài hoặc tai giữa. Nguyên nhân gây điếc dẫn truyền thường có thể điều trị được, bao gồm:
▪ Tích tụ ráy tai trong ống tai.
▪ Hư hại các xương nhỏ ngay phía sau màng nhĩ.
▪ Dịch tồn đọng trong tai sau khi bị nhiễm trùng.
▪ Bên trong tai có dị vật .
▪ Lỗ trên màng nhĩ.
▪ Vết sẹo trên màng nhĩ do nhiễm trùng tái phát.
◆ Mất thính giác cảm nhận xảy ra khi các tế bào lông chuyển ở trong tai bị thương không hoạt động chính xác hoặc đã chết.Mất thính giác cảm nhận là loại mất thính lực thường không thể phục hồi do:
▪ U dây thần kinh thính giác
▪ Mất thính lực liên quan đến tuổi tác
▪ Nhiễm trùng lúc nhỏ, chẳng hạn như viêm màng não, quai bị, sốt ban đỏ và sởi
▪ Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn (từ nơi làm việc hay giải trí)
▪ Một số loại thuốc.
◆ Mất thính lực có thể xuất hiện khi sinh ra (bẩm sinh) và có thể là do:
▪ Dị tật bẩm sinh gây ra những thay đổi trong cấu trúc tai.
▪ Các bệnh lý di truyền (hơn 400 bệnh đã được biết đến).
▪ Nhiễm trùng từ mẹ sang bé trong thời kì mang thai (như nhiễm toxoplasma, rubella hoặc herpes).
◆ Tai cũng có thể bị tổn thương bởi:
▪ Sự khác biệt áp suất giữa bên trong và bên ngoài màng nhĩ, thường do lặn biển.
▪ Nứt xương sọ (có thể làm hỏng cấu trúc hoặc dây thần kinh của tai).
▪ Chấn thương từ các vụ nổ, pháo hoa, tiếng súng, buổi hòa nhạc rock và tai nghe.
Triệu chứng của bệnh
◆ Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
▪ Không nghe được tiếng và các âm thanh
▪ Gặp khó khăn trong việc hiểu từ ngữ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc ở trong đám đông
▪ Khó nghe các phụ âm, khó nói các âm cao
▪ Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm, rõ ràng và lớn tiếng hơn
▪ Cần phải tăng âm lượng khi xem truyền hình hoặc nghe đài phát thanh
▪ Không thể tham gia vào hội thoại
▪ Cảm thấy một số âm thanh dường như quá lớn
▪ Khó khăn khi theo suốt cuộc trò chuyện có hai hoặc nhiều người đang nói chuyện với nhau
▪ Cảm thấy nghe tiếng của nam giới dễ hơn của nữ giới
▪ Nghe những âm thanh như tiếng lầm bầm, líu nhíu
▪ Cảm thấy có áp lực trong tai (ở chất lỏng phía sau màng nhĩ)
▪ Có âm thanh vo vo hay ù tai.
Nguy cơ mắc phải
Mất thính lực có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
◆ Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
▪ Lão hóa: sự thoái hóa cấu trúc rất nhỏ ở tai trong, xảy ra theo thời gian
▪ Tiếng ồn lớn: tiếp xúc với âm thanh lớn có thể gây hại cho các tế bào tai trong. Tổn thương có thể xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn hoặc từ một tiếng nổ ngắn, chẳng hạn như từ tiếng súng
▪ Yếu tố di truyền: cấu trúc di truyền có thể làm cho người bệnh dễ bị tổn thương tai do âm thanh hoặc suy giảm do tuổi già
▪ Tiếng ồn nơi làm việc: âm thanh từ môi trường làm việc chẳng hạn như nơi đồng ruộng, công trình xây dựng, nhà máy, v.v. có thể dẫn đến tổn thương bên trong tai
▪ Tiếng ồn khác: khi tiếp xúc với tiếng ồn đột ngột, chẳng hạn như âm thanh từ vũ khí và động cơ phản lực có thể gây mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các hoạt động giải trí khác với mức độ tiếng ồn nguy hiểm bao gồm trượt tuyết, đua xe máy hay nghe nhạc quá lớn
▪ Một số bệnh: dẫn đến sốt cao, chẳng hạn như viêm màng não, có thể làm hư ốc tai.
Điều trị hiệu quả
Để điều trị hiệu quả và nhanh chống phục hồi sức khỏe người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế hoặc phòng khám để được kiểm tra và điều trị
◆ Các xét nghiệm để chẩn đoán mất thính lực bao gồm:
▪ Khám sức khỏe : Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm trong tai các nguyên nhân có thể gây mất thính lực, chẳng hạn như ráy tai hoặc viêm nhiễm. Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm bất cứ nguyên nhân về cấu trúc tai gây ra các vấn đề về thính giác
▪ Xét nghiệm sàng lọc chung : bác sĩ có thể yêu cầu bịt một tai tại một thời điểm để xem cách người bệnh nghe những từ được nói ở các âm lượng khác nhau và cách nhận biết những âm thanh khác.
▪ Kiểm tra âm thoa : âm thoa là dụng cụ kim loại phát ra âm thanh khi đập vào. Các kiểm tra đơn giản với âm thoa có thể giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân mất thính lực là do hư hại màng nhĩ ở tai giữa, hư hại các điểm cảm biến hoặc dây thần kinh ở tai trong hoặc hư hại cả hai.
▪ Đo thính lực: trong khi thực hiện các kiểm tra thính lực, người bệnh sẽ đeo tai nghe và nghe âm thanh trực tiếp ở một bên tai tại một thời điểm. Các bác sĩ đưa một loạt các âm thanh có tông khác nhau và yêu cầu người bệnh ra hiệu mỗi khi nghe thấy âm thanh. Mỗi tông được lặp lại ở các mức độ giảm dần để tìm ra khi nào thì có thể còn nghe thấy. Các bác sĩ cũng sẽ cho nhiều từ khác nhau để xác định khả năng nghe của bạn.
◆ Những phương pháp dùng để điều trị bệnh mất thính lực. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mất thính lực. Các phương pháp điều trị bao gồm:
▪ Loại bỏ ráy tai: bác sĩ sẽ loại bỏ bằng cách làm mềm ráy tai với dầu và sau đó tách và hút ra
▪ Phẫu thuật: sẽ cần thiết nếu bạn đã có thương tổn ở tai do chấn thương hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại làm chèn các ống nhỏ giúp dẫn lưu tai
▪ Thiết bị trợ thính: nếu người bệnh mất thính lực là do tổn hại tai trong, máy trợ thính có thể giúp ích bằng cách làm cho âm thanh cường độ lớn hơn và làm cho việc nghe dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh về những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng máy trợ thính, hướng dẫn thiết bị phù hợp
Trên thực tế, việc điều trị mất thính lực tạm thời không hề đơn giản, nếu chậm trễ trong thời gian điều trị, dẫn đến các biến chứng khác, không chỉ sẽ làm tăng khó khăn trong việc điều trị, sức khỏe của bệnh nhân cũng có thể gây ra một tác động lớn hơn. Do vậy, bệnh nhân cần được điều trị sớm để đạt được hiệu quả cao nhất. Cách tốt nhất là khi có dấu hiệu bệnh thì hãy nên tới ngay các phòng khám tai mũi họng uy tín để được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc sử dụng can thiệp bằng bất cứ hình thức nào bởi sẽ làm viêm nhiễm phát triển mạnh, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Tại phòng khám Đa khoa Đại Việt với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh cùng với đó là thiết bị y khoa hiện đại , kết hợp giữa đông y và tây y để mang lại sức khỏe cho người bệnh. Áp dụng và kết hợp đông y và tây y trong quá trình điều trị để người bệnh phục hồi sớm nhất . Địa chỉ 1505 đường 3 tháng 2 phường 16 quận 11 Tp.Hồ Chí Minh hoặc gọi đến 028.3960.9960 để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ.