Tình trạng đau bụng kinh nhưng ra ít máu có sao không?

Đánh giá: 10/ 10 ( 294 lượt)

Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt là thước đo để đánh giá tình hình sức khỏe ở nữ giới. Nhiều bạn nữ lo lắng đau bụng kinh nhưng ra ít máu có sao không?

Tổng quan về lượng máu ra ít trong kỳ “rụng dâu”

💠 Trong trường hợp bình thường, lượng máu kinh khoảng 60ml, dưới 30ml là quá ít và trên 80ml là quá nhiều. Kinh nguyệt ra ít là tình trạng máu kinh ra không đều so với các chu kỳ kinh trước, lượng máu ra ít và chu kỳ thường ngắn ngày hơn. 

💠Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt ít, biểu hiện qua máu chảy ra giảm rõ rệt, thậm chí không có máu và xuất hiện dịch trong suốt hoặc chu kỳ ngắn chỉ xuất hiện từ 2 – 3 ngày, đây được gọi là tình trạng thiểu kinh (kinh nguyệt ít). Người ta cho rằng lượng kinh nguyệt ít hơn 30ml tương đương với biểu hiện kinh nguyệt không đều trong Tây y.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu là do đâu?

Đau bụng kinh nhưng ra ít thường do gì? Một số phụ nữ có rất ít kinh nguyệt kể từ khi có kinh, nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu có thể là do giảm sản tử cung, trong khi lượng kinh nguyệt bình thường tự nhiên giảm đột ngột có thể do tiết hormone bất thường hoặc các vấn đề về bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng gây ra.

Yếu tố tâm lý

Nếu chị em đang trải qua thời gian căng thẳng hoặc stress, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên nhẹ hơn nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống hoặc tập thể dục. Nói chung, bạn sẽ trải qua những khoảng thời gian nhẹ hơn nếu bạn tập thể dục quá nhiều và ăn quá ít.

Rối loạn nội tiết tố

Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến nội tiết tố của bạn, bao gồm hội chứng đa nang buồng trứng, rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng prolactin máu và các tình trạng khác đều có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và do đó, mức độ ra máu hàng tháng của bạn.

Phụ nữ tuổi mãn kinh

Nhiều chị em trải qua thời kỳ kinh nguyệt nhẹ hơn và ít thường xuyên hơn khi họ đến tuổi mãn kinh, thậm chí trong độ tuổi này nhiều chị em còn không có kinh nguyệt.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là không phải giai đoạn tiền mãn kinh của mọi người đều diễn ra theo cùng một cách. Trong khi một số người có chu kỳ nhẹ hơn khi họ bắt đầu tắt dần, những người khác có thể trải qua những thay đổi bất thường khác trong giai đoạn này.

Phản ứng do sử dụng các biện pháp tránh thai 

Đau bụng kinh nhưng ra ít là bị gì? Nhiều biện pháp tránh thai có tác dụng ổn định và đôi khi làm mỏng niêm mạc tử cung của bạn để ngăn trứng đã thụ tinh tự bám vào (hay còn gọi là quá trình tạo phôi thai), từ đó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và nhẹ hơn. Các biện pháp tránh thai này có thể bao gồm: Thuốc uống tránh thai, que cấy, vòng tránh thai và thuốc tiêm,…

Các dấu hiệu mang thai

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu có phải có thai không? Nhiều người nghĩ rằng không thể có kinh nguyệt trong việc đang mang thai, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các chuyên gia cho biết “Chảy máu có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai không thực sự là kinh nguyệt, nhưng nó có thể phù hợp với ngày hành kinh mà bạn mong đợi.”

Điều này thường do chảy máu khi cấy ghép – chảy máu nhẹ hoặc đốm xảy ra sau khi mang thai, khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh. Nó được coi là bình thường và không cần trị liệu đặc biệt.

Ngoài ra, chảy máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc thai vô phôi.

Đau bụng kinh ra ít máu có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh nhưng ra ít có hại không? Theo những nguyên nhân gây bệnh phía trên, có thể thấy hiện tượng kinh nguyệt ra ít là một mối nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe nữ giới. Do đó, chị em nên thăm khám sớm để tránh các hưởng về cơ thể như:

メメ Ảnh hưởng chức năng vùng kín: Ở nữ giới chức năng vùng kín là điều đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là cơ quan bài tiết mà còn là nơi có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi khi thụ thai. Nếu một trong những bộ phận nào thuộc vùng này có biểu hiện bị viêm nhiễm, nó có thể là đòn bẩy để các vi khuẩn gây hại tấn công mạnh vào vùng kín.

メメSuy giảm chức năng sinh lý: việc rối loạn hormone nữ giới có khả năng cao dẫn đến suy giảm nội tiết tố, giảm ham muốn tình dục, không có tâm lý dành cho chuyện “chăn gối”. Vấn đề này làm tác động đến tình cảm vợ chồng và ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân rất nhiều.

メメKhả năng nhiễm các bệnh phụ khoa nghiêm trọng cao: Đặc biệt đối với chị em có tình trạng thai ngoài tử cung hay sảy thai, đây có thể là yếu tố tâm lý ám ảnh mạnh đến chị em. Bên cạnh đó nó cũng làm cho “cô bé” của chị em tổn thương lớn sau khi biến chứng về thai mà không được chữa lành.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu nên làm gì?

Có rất nhiều cách để cải thiện đau bụng kinh nhưng ra ít máu, chị em có thể áp dụng các giải pháp đơn giản sau để hỗ trợ kỳ kinh của mình tốt hơn:

✜ Tập thể dục đúng cách: Tập thể dục giúp cơ thể sản sinh nhiều hormon endorphin giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nên hạn chế tập luyện quá mức.

✜ Ăn uống lành mạnh: Ăn uống đúng cách có thể giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp cải thiện tình trạng suy nhược do kinh nguyệt.

✜ Massage: Massage nhẹ nhàng lên bụng và lưng có thể giúp giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu.

 Thư giãn: Thư giãn giúp cơ thể giảm bớt stress và cải thiện tâm trạng. Các hoạt động như yoga, meditation, quan sát thiên nhiên… có thể giúp tâm lý được thoải mái và ổn định hơn.

✜ Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và tâm trạng tốt hơn.

✜ Sử dụng tinh dầu: Sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả,… có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện các bất thường khi kinh nguyệt.

Chẩn đoán đau bụng kinh ra ít máu 

Những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt tuy có thể không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng với những ảnh hưởng có nó thì không thể không đề phòng. Nếu bạn nhận thấy những biện pháp cải thiện không hiệu quả và tình trạng ngày một nặng hơn, thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Các chẩn đoán đau bụng kinh nhưng ra ít máu tại cơ sở y tế bao gồm:

 Xét nghiệm máu, đồng thời kiểm tra hormone kích thích nang trứng, hormone tạo hoàng thể, estrogen, prolactin và progesterone để xác định xem đó có phải là vấn đề với hormone của buồng trứng hay tuyến yên hay không.

 Thứ hai, đo nhiệt độ cơ thể cơ bản và vẽ bản đồ để quan sát xem có rụng trứng hay không đủ progesterone không. Kiểm tra siêu âm cũng có thể được thực hiện để kiểm tra độ dày của nội mạc tử cung và liệu sự rụng trứng có xảy ra hay không. Nếu nguyên nhân là do tắc cổ tử cung do dính tử cung thì có thể dùng ống nội soi tử cung tách ra và đưa vào dụng cụ tránh thai, sau đó điều trị bằng hormone trong 3 tháng. Nếu progesteron không đủ có thể bổ sung progesterone hoặc dùng liệu pháp kích trứng.

Trên đây là những giải đáp sớm nhất về tình trạng “đau bụng kinh nhưng ra ít máu có sao không?” Nếu chị em còn bất cứ điều gì thắc mắc hay những lo lắng cần giải đáp, hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 028 3960 1666 hoặc nhắn tin vào khung chat bên cạnh để được các bác sĩ giải đáp sớm nhất.

Phòng khám đa khoa đại việt
Phòng khám đa khoa đại việt
BÀI VIẾT XEM NHIỀU
Phòng khám đa khoa đại việt

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Phòng khám đa khoa đại việt

* Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật

Phòng khám đa khoa đại việt

ĐẶT HẸN ONLINE

Phòng khám đa khoa đại việt

ĐẶT HẸN ONLINE ĐỂ ĐƯỢC NHIỀU ƯU ĐÃI KHI ĐI KHÁM BỆNH

HOTLINE TƯ VẤN: 028 3960 9960

X